
Tình hình không khí càng ngày càng ô nhiễm khiến chúng ta đau đầu. Bụi mịt mù ở khắp nơi khiến cho cuộc sống bị đảo lộn. Vô số các vấn đề về bụi được nêu ở Wikipedia.
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và TP.HCM:
- Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
- TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.
Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu, v.v.
Các vấn đề vấn bụi
Buổi sáng mới lau chùi dọn dẹp, buổi chiều đồ đạc đã phủ một lớp bụi dày khiến bạn luôn cảm thấy đau đầu.
Vấn đề càng nan giải hơn khi các dịch bệnh phát triển. Nếu virut có khả năng phát tán qua không khí, sẽ đi theo khói bụi vào nhà và lây nhiễm cho người trong nhà. Chính vì thế việc chắn bụi càng trở nên cấp thiết.
Việc đóng kín cửa cảm giác là hiệu quả nhưng chưa đủ. Độ vênh của cánh cửa sẽ tạo ra những kẽ hở khiến cho gió lùa qua khe và mang theo bụi và mầm bệnh. Vì thế nhất thiết phải có biện pháp giảm thiểu điều này.
Vậy làm sao để nhà đẹp sạch bụi?
Các sản phẩm có thể giảm bụi vào nhà
Để giảm bụi vào nhà, ta cần dán hoặc lắp các loại ron bít khe cửa.
Bít khe đáy cửa:
Bình dân: Ron cao su là những loại ron có giá thành rẻ nhất, dán và dùng tạm thời. Ngoài chắn bụi, ron cao su còn có thể chặn nước mưa hắt vào nhà.
Trung cấp: Các loại thanh gắn lên cửa rất chắc chắn. Dài 1m (không có dài/ngắn hơn). Và có giá nhỉnh hơn 1 chút.
- Thanh lông chổi 20mm đế nhôm 159K có những sợi lông nhỏ bằng nhựa. Có thể cản bụi nhưng vẫn cho không khí như oxy lọt qua với tốc độ chậm.
- Thanh cao su đế nhôm 129K. Vừa chắn bụi, vừa chặn nước.
- Thanh cao su đế nhựa 119K. Phù hợp với các loại cửa nhựa.
Cao cấp: Ron tự động là giải pháp tối ưu nhất. Có thể chặn được cả nước tạt. Khi cửa mở, gioăng được nâng lên. Khi cửa đống, gioăng tự hạ xuống. Nhưng giá thành khá cao, 550K/m.
Bít khe khung cửa:
Ron bít khe khung cửa chỉ có 3 loại, là gioăng cao su, ron xốp, và ron lông.
- Gioăng cao su: chủ yếu dùng bở các xưởng nội thất, vì yêu cầu phải phay rãnh cho khung cửa.
- Gioăng xốp chữ D 9x6mm có giá 12K/m dài. Cuộn tối đa 300m.
- Gioăng lông cuộn dài 2.5m có độ dày 3mm 62K, 4mm 52K, 5mm 69K, 9mm 79K.
Kết luận
Bạn thấy đó, bụi là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Chặn Cửa Nào! đã tổng hợp những giải pháp giúp bạn hạn chế bụi bay vào nhà. Chúc bạn chọn được sản phẩm hợp với túi tiền của mình và sớm cải thiện được chất lượng không khí trong nhà mình.